#Series 2: Xu hướng và cơ hội cho Logistics Việt Nam phát triển trong tương lai

Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam hiện đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển Logistics và đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN sau Singapore, Malaysia và Thái Lan. Còn theo đánh giá của Agility, năm 2022, Việt Nam xếp hạng thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu. Tốc độ phát triển hằng năm của ngành Logistics Việt Nam đạt từ 14-16%, quy mô 40-42 tỷ USD/năm.

Doanh nghiệp Logistics ở Việt Nam cũng tăng nhanh về số lượng. Đến nay, có khoảng trên 3.000 doanh nghiệp vận tải và logistics trong nước và khoảng 25 tập đoàn giao nhận hàng đầu thế giới hoạt động cung cấp các dịch vụ từ khâu làm thủ tục vận chuyển hàng hóa cho đến khâu đóng thuế hay thanh toán… tại Việt Nam.

Tại Hội nghị Logistics 2023 ngày 5/10 tại TPHCM, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho rằng, Việt Nam được đánh giá là có nhiều tiềm năng, lợi thế, cơ hội để thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ logistics. Tuy những năm gần đây, do tác động của đại dịch Covid-19 và biến động chính trị toàn cầu, kinh tế - xã hội Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề, nhưng xu thế đã dần tích cực hơn. Nhiệm kỳ này, Quốc hội đã quyết nghị chi 2,87 triệu tỷ đồng kế hoạch đầu tư công trung hạn cho các công trình, dự án. Hai năm 2022-2023, có thêm hơn 143.000 tỷ đồng của Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội để đầu tư cho các dự công trình, dự án quan trọng. Một phần không nhỏ trong nguồn lực này được dành cho hạ tầng giao thông, huyết mạch của nền kinh tế và cũng là huyết mạch của ngành Logistics. Cũng trong hai năm qua, nhiều dự án hạ tầng trọng điểm, các tuyến đường cao tốc quan trọng, kết nối vùng miền đã được xây dựng và hoàn thành. Mục tiêu của Việt Nam là đến năm 2025, hoàn thành 3.000 km đường cao tốc, và đến 2030, hoàn thành 5.000 km đường cao tốc. Ngoài ra, các tuyến đường ven biển, các đường kết nối khác, hạ tầng khác như: sân bay Long Thành, các cảng biển, các sân bay…

/fileuploads/Article/Content/Avatar/d6007ec6d4da47a180f36caf6c7e4132.jpegDịch vụ Logistics Việt Nam cần phải có nguồn nhân lực chất lượng cao cả về kỹ năng thực tế, kiến thức chuyên môn.

Cùng với đó, thu hút đầu tư các trung tâm logistics quy mô lớn, tập trung, theo vùng giúp lưu trữ, bảo quản hàng hóa trong thời gian dài từ đó phát luồng phân phối đi các nơi. Đồng thời, chú trọng xây dựng nguồn nhân lực trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam; các doanh nghiệp logistics, cần xây dựng chiến lược kinh doanh, thực hiện liên kết chiến lược, liên doanh với các đối tác hoặc hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp để tạo ra các doanh nghiệp mạnh, tăng khả năng cạnh tranh.

Sáu xu hướng định hình thị trường

Trước kỳ vọng về phục hồi kinh tế cùng mục tiêu tăng trưởng 6,0% trong năm 2024 của Việt Nam, nhiều doanh nghiệp cũng đưa ra tín hiệu lạc quan. Có 34,5% số doanh nghiệp tham gia khảo sát nhận định ngành logistics sẽ tăng trưởng tốt hơn. Hơn nữa, dự thảo thay thế Thông tư 54/2018/TT-BGTVT về việc tăng 10% giá dịch vụ bốc dỡ container từ năm 2024 tại một số khu vực cũng mang lại triển vọng tích cực hơn cho các doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là nhóm ngành khai thác cảng.

Tổng hợp kết quả nghiên cứu của Vietnam Report kết hợp với phỏng vấn chuyên gia trong ngành cho thấy, các xu hướng định hình thị trường Logistics trong năm 2024 và những năm tiếp theo bao gồm:

  • Tính linh hoạt của chuỗi cung ứng;
  • Nắm bắt tự động hóa, đáp ứng nhu cầu về dữ liệu và khả năng hiển thị theo thời gian thực;
  • Nhu cầu ít hơn tải trọng xe tải (Less than truckload - LTL);
  • Thị trường vận chuyển hàng hóa kỹ thuật số;
  • Thực hiện tích hợp hệ sinh thái;
  • Thúc đẩy vận tải biển nội địa tại Việt Nam: tiết kiệm chi phí, giảm phát thải.

Trong xu hướng về thực hiện tích hợp hệ sinh thái, đây là giải pháp giúp các doanh nghiệp logistics bổ sung thêm nhiều ứng dụng và nền tảng vào hệ sinh thái kỹ thuật số của mình, một công cụ tích hợp tất cả các hệ thống khác nhau bên trong và bên ngoài. Thay vì phải sử dụng nhiều giải pháp để tích hợp nhiều nền tảng và đối tác thương mại khác nhau, các công ty có thể sử dụng một nền tảng tích hợp toàn diện. Điều này không chỉ làm giảm sự phức tạp trong tích hợp mà còn giúp giảm thiểu lỗi bằng cách đơn giản hóa các quy trình và kết nối.

Đáng chú ý, về xu hướng thúc đẩy vận tải biển nội địa tại Việt Nam, đây là chìa khóa song hành cùng phát triển mạng lưới đường bộ. Điều tiên quyết khi phát triển vận tải biển nội địa là kết nối cảng biển với hệ thống cảng thủy nội địa, đường cao tốc, đường sắt… Sự kết nối đưa vận tải biển trở thành lựa chọn tốt hơn cho vận chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp, góp phần giảm chi phí Logistics và thúc đẩy phát triển kinh tế tại các địa phương. Quan trọng hơn, vận tải biển không thể tự mình đảm bảo sự linh hoạt và hiệu quả cao nhất. Đó là lý do mà sự kết hợp với ít nhất một phương thức vận tải khác càng được nhấn mạnh.

Về ngắn hạn, để đạt được mức tăng trưởng vượt trội, đưa doanh nghiệp vươn mình trong thời kỳ khó khăn hiện tại, nắm bắt xu hướng phát triển của ngành, top 5 chiến lược trong ngắn hạn được các doanh nghiệp logistics ưu tiên áp dụng là:

  • Đơn giản hóa quy trình hoạt động để cắt giảm chi phí;
  • Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;
  • Mở rộng chuỗi cung ứng và tìm kiếm thị trường mới;
  • Tăng cường hoạt động hậu mãi để gắn kết khách hàng;
  • Tăng cường nguồn vốn cho thiết bị công nghệ phục vụ chuyển đổi số.

Chuyển đổi số (số hóa) chuỗi cung ứng là việc ứng dụng các giải pháp công nghệ để tối ưu hóa quy trình cung ứng, giúp quá trình này diễn ra nhanh hơn, chủ động và đáp ứng được khối lượng giao dịch lớn hơn. Cụ thể là xây dựng các hệ thống IoT (internet of things) gồm nhiều thiết bị đầu cuối cho phép truyền dữ liệu trong toàn bộ hệ thống như cảng biển, kho bãi,… mà không cần nhập data đầu vào một cách thủ công.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã ứng dụng các thành tựu như phương tiện tự động lái ứng dụng A.I (A.I self-driving vehicles), nền tảng công nghệ điện toán đám mây trong Logistics, Blockchain,… Tại Việt Nam, theo xu hướng phát triển ngành Logistics, nhiều doanh nghiệp chủ động xây dựng nền tảng hệ sinh thái số và hệ thống ePORT giúp giải quyết nhanh chóng các hoạt động Logistics từ khai thác cảng cho tới giao nhận hàng hóa, dịch vụ, giải quyết hóa đơn – chứng từ,…

Thực hiện được đồng bộ, hiệu quả các giải pháp thì ngành logistics Việt Nam sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.

[1] Đảng Bộ Thành phố Hồ Chí Minh, “Nhận định xu hướng và tạo cơ hội cho logistics Việt Nam phát triển trong tương lai”, 5/10/2023.

[2] Tạp chí Tài chính - Bộ Tài chính, “Sáu xu hướng định hình thị trường logistics năm 2024”, 07/12/2023.

BỘ MÔN QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

Xem thêm
  • #Series 6: Các phương pháp hồi quy trong nghiên cứu khoa học
    Các phương pháp hồi quy được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học để phân tích dữ liệu thực nghiệm, xây dựng mô hình dự đoán và kiểm tra giả thuyết. Hồi quy là một phương pháp thống kê được sử dụng để dự đoán giá trị của một biến dựa trên giá trị của một hoặc nhiều biến khác. Đây là một công cụ mạnh mẽ trong phân tích dữ liệu, giúp hiểu mối quan hệ giữa các biến và đưa ra dự đoán chính xác. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các phương pháp hồi quy phổ biến và cách chúng được áp dụng trong các lĩnh vực khác nhau.
  • #Series 5: Phương pháp phân bổ thời gian hợp lý cho sinh viên
    Quản lý thời gian là kỹ năng quan trọng đối với tất cả các sinh viên, đặc biệt là sinh viên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại BETU. Đây là kỹ năng giúp sinh viên cân đối giữa học tập và giải trí, học và làm thêm, cũng như duy trì các mối quan hệ xã hội.
  • #Series 3: Sinh viên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng tham quan triển lãm quốc tế và tham quan thực tế tại doanh nghiệp
    Để giúp sinh viên cập nhật kiến thức thực tế và có cái nhìn chân thực nhất về môi trường làm việc trong tương lai, Khoa Kỹ thuật – Công nghệ, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương (BETU) thường xuyên tổ chức các buổi tham quan thực tế cho sinh viên.
  • #Series 2: Xu hướng và cơ hội cho Logistics Việt Nam phát triển trong tương lai
    Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam hiện đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển Logistics và đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN sau Singapore, Malaysia và Thái Lan. Còn theo đánh giá của Agility, năm 2022, Việt Nam xếp hạng thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu. Tốc độ phát triển hằng năm của ngành Logistics Việt Nam đạt từ 14-16%, quy mô 40-42 tỷ USD/năm.
  • #Series 1: Cơ hội nghề nghiệp - Lựa chọn sự nghiệp trong lĩnh vực Logistics và quản lý chuỗi cung ứng
    Trải qua hơn 30 năm, ngành dịch vụ logistics của nước ta đã qua giai đoạn đầu của sự phát triển. Logistics được nhận định sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, bởi đây là một hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền, bao gồm nhiều công đoạn từ: nhận hàng, lưu kho, làm thủ tục hải quan, vận chuyển, giao nhận… và nhiều dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa.
Xem tất cả Bộ môn Quản lý Công nghiệp