#Series 1: Cơ hội nghề nghiệp - Lựa chọn sự nghiệp trong lĩnh vực Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Trải qua hơn 30 năm, ngành dịch vụ logistics của nước ta đã qua giai đoạn đầu của sự phát triển. Logistics được nhận định sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, bởi đây là một hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền, bao gồm nhiều công đoạn từ: nhận hàng, lưu kho, làm thủ tục hải quan, vận chuyển, giao nhận… và nhiều dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa.

Thống kê mới đây của Hiệp hội DN logistics Việt Nam cho biết, cả nước hiện có khoảng trên 1.300 DN logistics đang hoạt động, bao gồm cả DN có vốn nước ngoài. Dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện có quy mô 20-22 tỷ USD/năm, chiếm 20,9% GDP của cả nước.

Con người là yếu tố quan trọng nhất trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào. Có rất nhiều công việc đóng góp vào dòng chảy nhuần nhuyễn của tiền, nguyên vật liệu và thông tin. Bất kỳ công việc nào trong số này - hoặc công việc kết hợp giữa chúng - đều có thể trở thành một sự nghiệp dài lâu. Để tìm được công việc thực sự phù hợp, bạn phải trung thực với bản thân, bạn phải biết mình thích cái gì, giỏi làm việc gì, đồng thời phải thu thập những thông tin khách quan về các công việc đang có trên thị trường. Bài viết này cung cấp những thông tin về các công việc bạn có thể đảm nhận sau khi học ngành Logistics và quản lý chuỗi cũng ứng.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Logistics và quản lý chuỗi cũng ứng có thể đảm nhận các vị trí công việc trong doanh nghiệp như: thu mua và ký hợp đồng thu mua; kiểm tra các công đoạn sản xuất và kiểm tra chất lượng; quản lý hệ thống phân phối; kiểm soát tồn kho; quản lý kho; tiếp nhận, xử lý, và quản lý đơn đặt hàng; giao nhận hàng hóa; thanh toán xuất nhập khẩu; bảo hiểm. Đồng thời, sinh viên có thể làm các công việc trong doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics như: hoàn thành các bộ chứng từ vận tải và giao nhận; dàn xếp vận tải (hàng không, xe tải, hoặc xe lửa, hay đường biển); dàn xếp hợp đồng kho bãi, sắp xếp kho bãi, kiểm soát luồng vào và luồng ra. Một số công việc cụ thể có thể liệt kê như sau:

» Thu mua và ký hợp đồng thu mua: mua hàng hóa, sản phẩm từ nhà cung cấp, và chuẩn bị các công việc giấy tờ. Các chức danh phổ biến cho công việc này là nhân viên thu mua, trợ lý thu mua, chuyên viên thu mua, chuyên gia thu mua, kỹ thuật viên thu mua, trợ lý mua bán chuyên viên vật tư, thư ký vật tư,...

» Quản lý kho: xử lý việc giao nhận hàng tồn kho ở nhà máy hoặc trung tâm phân phối. Các chức danh phổ biến cho vị trí việc làm này bao gồm trợ lý quản lý kho, nhân viên xử lý nguyên vật liệu, nhân viên tiếp nhận, đầu mối tiếp nhận, thư ký kho, nhân viên kho, thư ký lưu trữ đại diện kho.

» Kiểm tra các công đoạn sản xuất và kiểm tra chất lượng: đo lường, lấy mẫu, thu thập dữ liệu và các chỉ số trong suốt chuỗi cung ứng. Các chức danh phổ biến cho các vị trí việc làm này là nhân viên phụ trách chu kỳ, chuyên gia kho, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm, quản lý kiểm soát nguyên vật liệu, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm bảo đảm chất lượng, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm kiểm soát chất lượng, điều hành viên kiểm soát chất lượng, kỹ thuật viên kiểm soát chất lượng điều hành viên đo lường, và thư ký cung ứng.

» Chuyên gia phân tích Logistics: Phân tích các quy trình giao hàng và các quy trình trong chuỗi cung ứng để xác định vấn đề hoặc gợi ý thay đổi. Những người này có thể quản lý các hoạt động thường ngày, thực hiện những công việc như lập hóa đơn, gửi thanh toán điện tử, và theo dõi lô hàng. Những chức danh cho nhóm công việc này bao gồm chuyên gia phân tích logistics toàn cầu, chuyên gia phân tích logistics, và chuyên gia phân tích chuỗi cung ứng.

» Chuyên gia phân tích quản lý: Thực hiện các nghiên cứu và đánh giá về tổ chức, thiết kế các hệ thống và quy trình, thực hiện các nghiên cứu đo lường và đơn giản hóa công việc, chuẩn bị các tài liệu hướng dẫn về quy trình và vận hành giúp cho việc quản lý chuỗi cung ứng diễn ra hiệu quả hơn. Những chức danh cho nhóm công việc này bao gồm chuyên gia phân tích quản trị, chuyên gia phân tích kinh doanh, chuyên gia phân tích chương trình tuyển dụng, quản lý phát triển lãnh đạo, chuyên gia phân tích quản lý, cố vấn quản lý, cố vấn phát triển tổ chức, cố vấn chính, chuyên gia phân tích phát triển chương trình, và chuyên gia phân tích kiểm soát chất lượng.

» Chuyên gia nghiên cứu vận hành: Tính toán công thức và áp dụng phương pháp lập mô hình toán học cũng như các phương pháp tối ưu hóa khác để phát triển và diễn giải thông tin hỗ trợ cho ban lãnh đạo trong quá trình ra quyết định, hoạch định chính sách, và các chức năng khác. Những người này có thể thu thập và phân tích dữ liệu, đòng thời có thể phát triển các phần mềm, dịch vụ, hay sản phẩm hỗ trợ ra quyết định. Họ cũng có thể phát triển các chương trình tối ưu hóa thời gian và chi phí cho mạng lưới logistics. Các chức danh cho nhóm công việc này bao gồm chiến lược gia phân tích, giám đốc phân tích kinh doanh, quản lý phân tích và kiến thức kinh doanh, chuyên gia phân tích ra quyết định, chuyên gia phân tích nghiên cứu vận hành, quản lý nhóm nghiên cứu vận hành, quản lý nghiên cứu vận hành, và nhà khoa học.

» Thư ký sản xuất, lập kế hoạch, và thừa hành: Điều phối và đấy nhanh luồng chảy công việc và các tài liệu trong một bộ phận hoặc giữa nhiều bộ phận của một công ty theo lịch trình sản xuất. Các nhiệm vụ của vị trí này bao gồm rà soát và phân bổ lịch trình sản xuất, lịch trình công việc, và lịch trình giao hàng; tham khảo ý kiến của giám sát viên các bộ phận để tìm hiểu tiến độ công việc và thời hạn hoàn thành; đồng thời lập báo cáo về tiến độ công việc, lượng hàng tồn kho, chi phí, và các vấn đề trong sản xuất. Các chức danh trong nhóm này bao gồm chuyên viên lên lịch trình tổng thể, chuyên viên nguyên vật liệu, chuyên viên hoạch định nguyên vật liệu, chuyên viên hoạch định, trợ lý sản xuất, thư ký sản xuất, kiếm soát viên sản xuất, chuyên viên hoạch định sản xuất, chuyên viên lên lịch trình sản xuất,..

» Chuyên viên phụ trách hàng hóa: Thực hiện và điêu phối hàng hóa ra vào và hàng hóa vận chuyển theo đường hàng không, đường sắt trạm đầu cuối, và bến tàu. Những người này tiếp nhận đơn hàng từ khách hàng và thu xếp việc lấy hàng đế giao đến nơi bốc dỡ hàng. Họ cũng chuẩn bị và kiểm tra các vận đơn để xác định chi phí liên quan đến vận chuyển. Các chức danh trong nhom công việc này bao gồm chuyên viên phụ trách hàng hóa, chuyên viên điều phối đa phương thức, chuyên viên hoạch định tải lượng,..

Về cơ bản, các công việc trong lĩnh vực Logistics và quản lý chuỗi cung ứng đóng góp vào dòng chảy nhuần nhuyễn của tiền, nguyên vật liệu và thông tin. Bên cạnh việc có lương thưởng khá cao, khi làm việc trong lĩnh vực này, bạn còn góp phần tích cực vào thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế Việt Nam ta.

BỘ MÔN QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

Xem thêm
  • #Series 6: Các phương pháp hồi quy trong nghiên cứu khoa học
    Các phương pháp hồi quy được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học để phân tích dữ liệu thực nghiệm, xây dựng mô hình dự đoán và kiểm tra giả thuyết. Hồi quy là một phương pháp thống kê được sử dụng để dự đoán giá trị của một biến dựa trên giá trị của một hoặc nhiều biến khác. Đây là một công cụ mạnh mẽ trong phân tích dữ liệu, giúp hiểu mối quan hệ giữa các biến và đưa ra dự đoán chính xác. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các phương pháp hồi quy phổ biến và cách chúng được áp dụng trong các lĩnh vực khác nhau.
  • #Series 5: Phương pháp phân bổ thời gian hợp lý cho sinh viên
    Quản lý thời gian là kỹ năng quan trọng đối với tất cả các sinh viên, đặc biệt là sinh viên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại BETU. Đây là kỹ năng giúp sinh viên cân đối giữa học tập và giải trí, học và làm thêm, cũng như duy trì các mối quan hệ xã hội.
  • #Series 3: Sinh viên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng tham quan triển lãm quốc tế và tham quan thực tế tại doanh nghiệp
    Để giúp sinh viên cập nhật kiến thức thực tế và có cái nhìn chân thực nhất về môi trường làm việc trong tương lai, Khoa Kỹ thuật – Công nghệ, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương (BETU) thường xuyên tổ chức các buổi tham quan thực tế cho sinh viên.
  • #Series 2: Xu hướng và cơ hội cho Logistics Việt Nam phát triển trong tương lai
    Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam hiện đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển Logistics và đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN sau Singapore, Malaysia và Thái Lan. Còn theo đánh giá của Agility, năm 2022, Việt Nam xếp hạng thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu. Tốc độ phát triển hằng năm của ngành Logistics Việt Nam đạt từ 14-16%, quy mô 40-42 tỷ USD/năm.
  • #Series 1: Cơ hội nghề nghiệp - Lựa chọn sự nghiệp trong lĩnh vực Logistics và quản lý chuỗi cung ứng
    Trải qua hơn 30 năm, ngành dịch vụ logistics của nước ta đã qua giai đoạn đầu của sự phát triển. Logistics được nhận định sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, bởi đây là một hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền, bao gồm nhiều công đoạn từ: nhận hàng, lưu kho, làm thủ tục hải quan, vận chuyển, giao nhận… và nhiều dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa.
Xem tất cả Bộ môn Quản lý Công nghiệp