#Series 6: Những lợi ích khi sinh viên nghiên cứu khoa học

Có lẽ không ít các bạn sinh viên luôn thắc mắc là tại sao sinh viên luôn được nhà trường và các khoa chuyên môn khuyến khích nên tham gia các dự án nghiên cứu khoa học ?

Để trả lời câu hỏi này, trước hết sinh viên cần phải hiểu nghiên cứu khoa học là gì ?

Hiểu một cách đơn giản thì nghiên cứu khoa học (NCKH) là một dự án nhóm. Dự án này giúp các bạn sinh viên có thể vận dụng vận dụng và thực hành lý thuyết đã và đang được học để giải quyết các vấn đề trong thực tế dưới sự hướng dẫn của các giảng viên. Do đó, việc thực hiện các đề tài NCKH giúp cho các bạn sinh viên thu được thêm rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong quãng thời gian còn là sinh viên.

Sinh viên NCKH là một trong những phương thức học tập hiệu quả mà các trường ứng dụng hiện nay, bởi trong quá trình nghiên cứu, sinh viên có thể tiếp cận kiến thức lý luận và kiến thức thực tiễn thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau: qua bài giảng trên lớp, nghiên cứu tài liệu, sách, báo trên Internet, hoặc các sản phẩm thực tiễn trong cuộc sống… qua đó tạo cho mình cách học tập khoa học và khơi gợi khả năng sáng tạo. Có thể khẳng định rằng, sinh viên tham gia NCKH sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho bản thân.

/fileuploads/Article/Content/Avatar/d9273cf3dfd74f5487939dfc6e17c8db.jpeg

Những lợi ích khi sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học

Thứ nhất, NCKH không những giúp sinh viên nắm chắc kiến thức mà còn tiếp cận nhiều hơn kiến thức mới.

Sinh viên tham gia NCKH đòi hỏi phải có nền tảng kiến thức cơ bản, nhưng không chỉ dừng lại ở các kiến thức đó, trong quá trình nghiên cứu còn đòi hỏi người nghiên cứu không ngừng bổ sung, hoàn thiện kiến thức của mình. Do đó việc tìm kiếm và đọc thêm các tài liệu bổ trợ là cần thiết. Điều này tạo cho sinh viên kỹ năng nghiên cứu và kiến thức phục vụ cho đề tài của mình sẽ tăng lên.

Thứ hai, NCKH giúp sinh viên phát triển và rèn luyện các kỹ năng tư duy sáng tạo, làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.

Khi tham gia nghiên cứu khoa học, sinh viên sẽ được tiếp cận với những vấn đề cụ thể, có ý thức đào sâu suy nghĩ và tập cách tư duy để tự nghiên cứu giải quyết một vấn đề. Trong quá trình thực hiện đề tài sinh viên sẽ nảy sinh ra nhiều hướng giải quyết khác nhau. Quá trình này sẽ giúp sinh viên rèn luyện tư duy độc lập, biết bảo vệ lập trường khoa học của mình.

/fileuploads/Article/Content/Avatar/f5594c4011fc480e9e0e1b81a43a027b.jpeg

Thứ ba, phát triển và rèn luyện kĩ năng mềm trong đó có kỹ năng thuyết trình để bảo vệ đề tài nghiên cứu của mình.

Bên cạnh đó, việc thực hiện và bảo vệ một đề tài nghiên cứu khoa học sẽ rèn giũa cho sinh viên kỹ năng diễn đạt, trình bày một vấn đề, kỹ năng thuyết trình, tập cho sinh viên phong thái tự tin khi bảo vệ trước hội đồng khoa học. Đây cũng là trải nghiệm rất quý báu và thú vị mà không phải bất kỳ sinh viên nào cũng có được trong quãng đời sinh viên của mình.

Thứ tư, cải thiện tiếng Anh chuyên ngành

Khi tham gia dự án NCKH, các bạn sinh viên sẽ được cải thiện thêm tiếng Anh chuyên ngành, có kinh nghiệm trong việc đọc, tìm tài liệu, cách trích dẫn tài liệu, tổng hợp phân tích báo cáo. Những điểm thuận lợi này cũng giúp sinh viên nâng cao kỹ năng viết chuyên đề, viết luận văn tốt nghiệp và những kỹ năng viết báo cáo khi đi làm.

Thứ năm, thiết lập thêm các mối quan hệ mới

NCKH tạo môi trường để mở rộng mối quan hệ với bạn bè, anh chị, thầy cô trong Khoa, Trường và các tổ chức, cơ quan bên ngoài xã hội. Nắm trong tay những mối quan hệ tốt đẹp đó cũng là một lợi thế, để sinh viên có thể học hỏi, mở mang tầm kiến thức đa đạng và phong phú hơn… Điều đó sẽ tạo thuận lợi cho sinh viên khi xin việc sau này.

Thứ sáu, xây dựng hành trang cho mình bằng những thành tích đạt được và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp

Bên cạnh những kiến thức và kinh nghiệm thu được thông qua việc nghiên cứu khoa học, sinh viên còn tạo dựng được những thành tích tốt trong quá trình học tập. Đồng thời, những đề tài đạt giải được Khoa, nhà trường và các tổ chức trong xã hội khen thưởng. Đây cũng là cách thức giúp xây dựng hành trang trước khi tốt nghiệp của mình. Với những thành tích đạt được trong quá trình học tập, những sinh viên tích cực NCKH sẽ được các tổ chức, doanh nghiệp để ý đến và tạo cơ hội việc làm ưu tiên là điều đương nhiên.

Tóm lại, hoạt động nghiên cứu khoa học giúp các bạn sinh viên xây dựng và phát triển được tính năng động, sáng tạo, khả năng tư duy độc lập, tự nghiên cứu và khả năng làm việc nhóm của mình. Qua đó cũng giúp sinh viên trau dồi kiến thức, phát huy những điểm mạnh, áp dụng khoa học công nghệ vào giải quyết vấn đề thực tiễn, tích lũy kỹ năng nghề nghiệp… để đảm bảo sinh viên sau khi ra trường đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.

BỘ MÔN KỸ THUẬT PHẦN MỀN

Xem thêm
  • #Series 6: Những lợi ích khi sinh viên nghiên cứu khoa học
    Có lẽ không ít các bạn sinh viên luôn thắc mắc là tại sao sinh viên luôn được nhà trường và các khoa chuyên môn khuyến khích nên tham gia các dự án nghiên cứu khoa học ? Để trả lời câu hỏi này, trước hết sinh viên cần phải hiểu nghiên cứu khoa học là gì ?
  • #Series 6: Giới thiệu về thuật toán di truyền
    Trong quá trình theo học ngành Công nghệ thông tin tại BETU sinh viên được tham gia tìm hiểu nghiên cứu các đề tài khoa học qua các môn học như: đồ án học phần, tiểu luận tốt nghiệp. Bài viết sau đây của nhóm sinh viên, gồm Lê Đình Dũng, Lê Văn Chung, Phạm Gia Lộc, Nguyễn Thế Huy, Nguyễn Văn Trí, sẽ giới thiệu đến các bạn về thuật toán di truyền.
  • #Series 5: Phương pháp học tập trong ngành Kỹ thuật phần mềm
    Với xu hướng phát triển mạnh mẽ của công nghệ cao thì cơ hội và nhu cầu việc làm của ngành Kỹ thuật phần mềm là rất lớn nên luôn thu hút đông đảo các bạn sinh viên tham gia học tập, và để có kết quả học tập thật tốt các bạn sinh viên cần chủ động trong việc nắm bắt thông tin cũng như có một vài phương pháp thích hợp trong quá trình học tập.
  • #Series 4: Cựu sinh viên ngành Công nghệ thông tin
    Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương là Thành viên Tập đoàn Giáo dục Văn Lang (trước kia là Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Bình Dương) bắt đầu đào tạo ngành Công nghệ thông tin (thuộc khoa Kỹ thuật công nghệ) từ năm học 2003- 2004, tính đến nay đã trên 20 năm và đã có hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp ra trường. Hầu hết, các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ thông tin do Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương đào tạo đều tìm được những công việc phù hợp, đóng góp một phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và có cuộc sống ổn định.
Xem tất cả Bộ môn Máy tính và Công nghệ Thông tin