Series 5: Các phương pháp để sinh viên BETU học tốt hơn

  1. Đặt mục tiêu lớn hơn khả năng đạt được của sinh viên

Để dễ hiểu hơn có thể xem qua ví dụ: Sinh viên A là một trong những sinh viên có học lực trung bình trong lớp, A đã tham gia vào cuộc khảo sát của nguyên cứu giúp sinh viên học tốt hơn bằng những các đơn giản. Mong muốn ban đầu của A là đạt được điểm 6 môn Cấu Trúc Dữ Liệu Và Giải Thuật, A đã nghe và làm theo yêu cầu của cuộc khảo sát là đặt mục tiêu đạt được điểm 9 môn Cấu Trúc Dữ Liệu Và Giải Thuật.

Để hoàn thành mục tiêu A đã nỗ lực học để lấy điểm 9, kết quả là A đã đạt được điểm 8, mặc dù kém so với mục tiêu là lấy điểm 9 những dựa trên kết quả có được, chúng ta có thể thấy A đã đạt được kết quả lớn hơn mong muốn ban đầu.

“Hôm nay phải hơn ngày hôm qua và không bằng ngày mai” - Trích Công ty Tân Hiệp Phát.

Ngoài ra, đặt mục tiêu lớn hơn còn giúp chúng ta tạo thêm động lực để vượt qua những khó khăn ở trước mắt, giúp ta mỗi ngày đều tiến bộ không chỉ riêng học tập lẫn đời sống xã hội.

  1. Đọc to những thứ mà ta muốn học thuộc lòng

Khi con người ta muốn học một thứ gì đó chúng ta sẽ nhìn vào thứ đó và bắt đầu nghĩ nó trong đầu, cố gắng ghi nhớ nó trong não. Những phương pháp học đó khiến ta chỉ tiếp thu bằng thị lực, chưa thực sự tối ưu hóa những khả năng mà con người có được.

Thông qua việc đặt giả thuyết, chúng tôi thử nghiệm học thuộc lòng bằng cách đọc to những thứ đó lên, qua đó, chúng ta sẽ tiếp thu bằng mắt và bằng tai, không chỉ vậy, việc đọc to giúp miệng chúng ta quen với những thứ đó, khiến não bộ dễ dàng ghi nhớ tốt hơn.

  1. Cải thiện tâm trạng

Không nên học khi đang giận dữ, bối rối, khó chịu hay một điều gì đó gây sức ép cho ta. Sự lo lắng làm con người ta mất đi cảm giác an tâm, nỗi sợ hãi làm cơ thể con người run lên, và nỗi lo chính là một cái chết dai dẳng làm tan chảy trái tim, làm tiêu tan hơi ấm tự nhiên mà nếu thiếu hơi ấm đó thì cơ thể và trí nhớ của con người sẽ trở nên yếu hơn rất nhiều. Tất cả những điều này được viết trong cuốn sách Memory and Forgetting của John Henderson.

Qua đó, ta có thể nhận định rõ rằng nếu ta có một tâm trạng tốt thì khi đó việc học của ta sẽ dễ dàng tiếp thu tốt hơn với thời gian ngắn và hiệu quả cao. Để nhận biết rõ hơn hay tìm hiểu qua ví dụ sau:

A và B là hai sinh viên của một trường đại học, cả hai đều bị bắt buộc phải học môn Tiếng Nhật. A từ nhỏ đã có niềm đam mê với nước Nhật nên khi học tiếng Nhật, cậu ấy đã học với tâm trạng vui vẻ, hào hứng và đầy sự mong đợi. Trái ngược với A, B thì không thích tiếng Nhật nhưng B lại không muốn vì môn này ảnh hưởng đến việc xin học bổng nên vẫn rất nỗ lực học nó.

Bên cạnh đó, A mặc dù thích tiếng Nhật nhưng A dành nhiều thời gian cho môn lập trình hơn vì đây là môn chuyên ngành. Còn B ngày nào cũng dành hơn một giờ để ép mình học tiếng Nhật.

Ngày qua ngày, cuối cùng hai người đã làm một bài kiểm tra. Với sự nỗ lực của mình, B đã giành được điểm 7, mặc dù không cao những cũng không hề kém, bên cạnh đó, A đã đạt được điểm 9 dù lượng thời gian dành cho môn này còn ít hơn cả B.

Qua ví dụ trên, ta có thể thấy được tâm trạng có thể ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của việc học.

Phạm Gia Lộc

Nguyễn Thế Huy

Lê Văn Chung

Nguyễn Văn Trí

Xem thêm
  • #Series 6: Những lợi ích khi sinh viên nghiên cứu khoa học
    Có lẽ không ít các bạn sinh viên luôn thắc mắc là tại sao sinh viên luôn được nhà trường và các khoa chuyên môn khuyến khích nên tham gia các dự án nghiên cứu khoa học ? Để trả lời câu hỏi này, trước hết sinh viên cần phải hiểu nghiên cứu khoa học là gì ?
  • #Series 6: Giới thiệu về thuật toán di truyền
    Trong quá trình theo học ngành Công nghệ thông tin tại BETU sinh viên được tham gia tìm hiểu nghiên cứu các đề tài khoa học qua các môn học như: đồ án học phần, tiểu luận tốt nghiệp. Bài viết sau đây của nhóm sinh viên, gồm Lê Đình Dũng, Lê Văn Chung, Phạm Gia Lộc, Nguyễn Thế Huy, Nguyễn Văn Trí, sẽ giới thiệu đến các bạn về thuật toán di truyền.
  • #Series 5: Phương pháp học tập trong ngành Kỹ thuật phần mềm
    Với xu hướng phát triển mạnh mẽ của công nghệ cao thì cơ hội và nhu cầu việc làm của ngành Kỹ thuật phần mềm là rất lớn nên luôn thu hút đông đảo các bạn sinh viên tham gia học tập, và để có kết quả học tập thật tốt các bạn sinh viên cần chủ động trong việc nắm bắt thông tin cũng như có một vài phương pháp thích hợp trong quá trình học tập.
  • #Series 4: Cựu sinh viên ngành Công nghệ thông tin
    Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương là Thành viên Tập đoàn Giáo dục Văn Lang (trước kia là Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Bình Dương) bắt đầu đào tạo ngành Công nghệ thông tin (thuộc khoa Kỹ thuật công nghệ) từ năm học 2003- 2004, tính đến nay đã trên 20 năm và đã có hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp ra trường. Hầu hết, các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ thông tin do Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương đào tạo đều tìm được những công việc phù hợp, đóng góp một phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và có cuộc sống ổn định.
Xem tất cả Bộ môn Máy tính và Công nghệ Thông tin