#Series 1: Cơ hội nghề nghiệp - Cử nhân Công nghệ thông tin BETU ra Trường làm gì?

Khi bạn làm việc trong một lĩnh vực mà trong đó các đổi mới liên tục được diễn ra thì khả năng giải quyết vấn đề (problem solving) là một kỹ năng không thể thiếu. Trong đó, tư duy phản biện (critical thinking) có lẽ là một trong những kỹ năng giải quyết vấn đề được nhắc đến đầu tiên nếu bạn làm việc trong lĩnh vực CNTT. Công việc liên quan đến CNTT đòi hỏi chúng ta phải dán mắt vào màn hình máy tính, kiểm tra tỉ mỉ từng con số, và sau đó là chạy thử code. Do đó, việc phân tích và nắm bắt được tất cả các khía cạnh của vấn đề cần giải quyết là tối quan trọng.

Theo học ngành CNTT tại Trường Đại Học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương (BETU), bạn sẽ được trang bị các kiến thức và kỹ năng đã nêu ở trên để có thể làm ở những vị trí công việc sau đây:

  1. Kỹ sư phát triển phần mềm

Kỹ sư phát triển phần mềm (software developer) là người lập trình và phát triển các website, chương trình và các ứng dụng khác chạy trên trên máy tính hay các thiết bị khác.

Kỹ năng cần thiết: Nắm vững các kiến thức chuyên môn về các ngôn ngữ lập trình. Bên cạch đó, kỹ năng làm việc nhóm cũng là một kỹ năng cần thiết.

  1. Kỹ sư phát triển web

Kỹ sư phát triển web (web developer) là lập trình viên tập trong vào việc lập trình, thiết kế, và xây dựng giao diện website.

Kỹ năng cần thiết: Có kiến thức chuyên môn về HTML/CSS, JavaScript và các ngôn ngữ lập trình liên quan. Kỹ sư phát triển web cũng cần có các kiến thứ về thiết kế đồ họa và kỹ năng làm việc nhóm.

/fileuploads/Article/Content/Avatar/2f41644db4084c9bb5d955e391abe8fb.jpegNguyễn Mậu Tâm (cựu sinh viên lớp D20C01A) đang làm web developer tại Công ty Cổ phần Công nghệ TECHPRO.

  1. Kỹ sư phát triển ứng dụng di động

Kỹ sư phát triển ứng dụng di động (mobile app developer), tương tự như kỹ sư phát triển web, là người phát triển, lập trình, và kiểm thử các phần mềm chạy trên các thiết bị di động.

Kỹ năng cần thiết: Thành thạo các ngôn ngữ lập trình như Java (cho Androids), Objective-C (cho iPhones) và các ngôn ngữ liên quan. Các kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm cũng cần thiết.

  1. Kỹ sư bảo mật

Kỹ sư bảo mật (information security analyst) là người chịu trách nhiệm vận hành và bảo vệ hệ thống mạng máy tính của một cách an toàn và hiệu quả.

Kỹ năng cần thiết: Nắm vững các kiến thức về an ninh và quản trị hệ thống mạng, có kỹ năng mềm.

BỘ MÔN MÁY TÍNH VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Xem thêm
  • #Series 6: Những lợi ích khi sinh viên nghiên cứu khoa học
    Có lẽ không ít các bạn sinh viên luôn thắc mắc là tại sao sinh viên luôn được nhà trường và các khoa chuyên môn khuyến khích nên tham gia các dự án nghiên cứu khoa học ? Để trả lời câu hỏi này, trước hết sinh viên cần phải hiểu nghiên cứu khoa học là gì ?
  • #Series 6: Giới thiệu về thuật toán di truyền
    Trong quá trình theo học ngành Công nghệ thông tin tại BETU sinh viên được tham gia tìm hiểu nghiên cứu các đề tài khoa học qua các môn học như: đồ án học phần, tiểu luận tốt nghiệp. Bài viết sau đây của nhóm sinh viên, gồm Lê Đình Dũng, Lê Văn Chung, Phạm Gia Lộc, Nguyễn Thế Huy, Nguyễn Văn Trí, sẽ giới thiệu đến các bạn về thuật toán di truyền.
  • #Series 5: Phương pháp học tập trong ngành Kỹ thuật phần mềm
    Với xu hướng phát triển mạnh mẽ của công nghệ cao thì cơ hội và nhu cầu việc làm của ngành Kỹ thuật phần mềm là rất lớn nên luôn thu hút đông đảo các bạn sinh viên tham gia học tập, và để có kết quả học tập thật tốt các bạn sinh viên cần chủ động trong việc nắm bắt thông tin cũng như có một vài phương pháp thích hợp trong quá trình học tập.
  • #Series 4: Cựu sinh viên ngành Công nghệ thông tin
    Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương là Thành viên Tập đoàn Giáo dục Văn Lang (trước kia là Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Bình Dương) bắt đầu đào tạo ngành Công nghệ thông tin (thuộc khoa Kỹ thuật công nghệ) từ năm học 2003- 2004, tính đến nay đã trên 20 năm và đã có hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp ra trường. Hầu hết, các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ thông tin do Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương đào tạo đều tìm được những công việc phù hợp, đóng góp một phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và có cuộc sống ổn định.
Xem tất cả Bộ môn Máy tính và Công nghệ Thông tin