Giới thiệu Bộ môn Máy tính và Công nghệ Thông tin

1. Giới thiệu chung

Bộ môn Máy tính và Công nghệ thông tin (viết tắt, Bộ môn MT và CNTT), tiền thân là Bộ môn Công nghệ thông tin, trực thuộc Khoa Kỹ thuật – Công nghệ, được thành lập từ khi Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương (BETU) thành lập ngày 10/12/2014. Nay từ khi thành lập, Bộ môn MT và CNTT được nhà trường giao phụ trách đào tạo ngành Công nghệ thông tin hệ đại học chính quy và hệ liên thông. Từ năm 2014 đến nay, Bộ môn MT và CNTT đã đào tạo và cho ra trường trên 1500 cử nhân ngành Công nghệ thông tin đáp ứng một phần nhu cầu nguồn nhân lực về nhóm ngành Kỹ thuật – Công nghệ cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương và các tỉnh/thành phố lân cận.

2. Nhân sự bộ môn MT và CNTT

Giảng viên Bộ môn MT và CNTT là những giảng viên có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo từ các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Nhật,… Đặc biệt, từ khi BETU gia nhập Tập đoàn Giáo dục Văn Lang, với định hướng phát triển nhóm ngành Kỹ thuật – Công nghệ từ ban lãnh đạo tập đoàn, Bộ môn MT và CNTT thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn nhằm nâng cao năng lực và trình độ giảng viên của bộ môn. Hơn nữa, bộ môn cũng thường xuyên thu hút, tuyển dụng các giảng viên có trình độ chuyên môn cao về làm việc.

3. Chương trình đào tạo

Bộ môn MT và CNTT hiện đang quản lý và đào tạo hai ngành hệ đại học thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin là:
- Ngành Công nghệ thông tin (CNTT)
- Ngành Kỹ thuật phần mềm (KTPM)
Trong đó ngành Công nghệ thông tin có hai chuyên ngành là Công nghệ phần mềm và Hệ thống thương mại điện tử.

4. Cơ sở vật chất

Để phục vụ cho nhu cầu đào tạo của bộ môn cũng như của Khoa Kỹ thuật – Công nghệ, nhà trường đã đầu tư bốn phòng máy tính có cấu hình cao như sau:
- Phòng K104 gồm 40 máy tính (PC) Intel Core i7 thế hệ thứ 12, RAM 16GB, phục vụ cho các học phần về mạng máy tính và lập trình nâng cao.
- Phòng K103 gồm 40 máy tính (PC) với cấu hình Intel Core i5 thế hệ thứ 12, RAM 8GB, phục vụ cho các học phần lập trình cơ bản.
- Phòng K101 và K102, mỗi phòng 50 máy tính, phục vụ cho các học phần tin học cơ bản, tin học văn phòng cho sinh viên ngành Công nghệ thông tin và Kỹ thuật phần mềm cũng như sinh viên toàn trường.

5. Hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác với doanh nghiệp

Hàng năm, bộ môn MT và CNTT thường xuyên tổ chức các cuộc thi học thuật như: Cuộc thi thiết kế Website, cuộc thi lập trình Game,…Bộ môn còn phối hợp với Khoa Kỹ thuật – Công nghệ tổ chức các hội thảo nghiên cứu khoa học sinh viên,…

/fileuploads/Article/Content/Avatar/2d165e9045f84c7db8c1b6d999248ef8.jpeg

Hình 1: Cuộc thi thiết kế Website

Các cuộc thi và hội thảo trên nhằm tạo ra sân chơi và cơ hội cho sinh viên ngành CNTT và KTPM áp dụng các kiến thức được học vào các bài toán thực tế.

/fileuploads/Article/Content/Avatar/13055a1176b24675a929ad01e830b5bd.jpeg

Hình 2: Cuộc thi lập trình Game

Hằng năm, Khoa Kỹ thuật – Công nghệ cũng thường xuyên tổ chức các Seminar chuyên đề và hội thảo khoa học thu hút sự tham gia của các giảng viên thuộc bộ môn và các sinh viên ngành CNTT và KTPM.

/fileuploads/Article/Content/Avatar/9395538874134c54a82170322169434e.jpeg

Hình 3: Triển lãm quốc tế MTA VIETNAM 2023

Bộ môn MT và CNTT còn phối hợp với Khoa Kỹ thuật – Công nghệ tổ chức các buổi tham quan doanh nghiệp, triển lãm quốc tế nhằm giúp sinh viên tiếp cận các xu hướng công nghệ mới.

6. Định hướng phát triển

Với định hướng tiếp tục phát triển nhóm ngành Kỹ thuật – Công nghệ, bộ môn MT và CNTT sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển đội ngủ giảng viên và rà soát cập nhật chương trình đào tạo để đáp ứng nhu cầu đào tạo nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội.

Xem thêm
  • #Series 6: Những lợi ích khi sinh viên nghiên cứu khoa học
    Có lẽ không ít các bạn sinh viên luôn thắc mắc là tại sao sinh viên luôn được nhà trường và các khoa chuyên môn khuyến khích nên tham gia các dự án nghiên cứu khoa học ? Để trả lời câu hỏi này, trước hết sinh viên cần phải hiểu nghiên cứu khoa học là gì ?
  • #Series 6: Giới thiệu về thuật toán di truyền
    Trong quá trình theo học ngành Công nghệ thông tin tại BETU sinh viên được tham gia tìm hiểu nghiên cứu các đề tài khoa học qua các môn học như: đồ án học phần, tiểu luận tốt nghiệp. Bài viết sau đây của nhóm sinh viên, gồm Lê Đình Dũng, Lê Văn Chung, Phạm Gia Lộc, Nguyễn Thế Huy, Nguyễn Văn Trí, sẽ giới thiệu đến các bạn về thuật toán di truyền.
  • #Series 5: Phương pháp học tập trong ngành Kỹ thuật phần mềm
    Với xu hướng phát triển mạnh mẽ của công nghệ cao thì cơ hội và nhu cầu việc làm của ngành Kỹ thuật phần mềm là rất lớn nên luôn thu hút đông đảo các bạn sinh viên tham gia học tập, và để có kết quả học tập thật tốt các bạn sinh viên cần chủ động trong việc nắm bắt thông tin cũng như có một vài phương pháp thích hợp trong quá trình học tập.
  • #Series 4: Cựu sinh viên ngành Công nghệ thông tin
    Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương là Thành viên Tập đoàn Giáo dục Văn Lang (trước kia là Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Bình Dương) bắt đầu đào tạo ngành Công nghệ thông tin (thuộc khoa Kỹ thuật công nghệ) từ năm học 2003- 2004, tính đến nay đã trên 20 năm và đã có hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp ra trường. Hầu hết, các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ thông tin do Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương đào tạo đều tìm được những công việc phù hợp, đóng góp một phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và có cuộc sống ổn định.
Xem tất cả Bộ môn Máy tính và Công nghệ Thông tin