#Series 4: Trần Văn Thi - Không ngừng phát triển bản thân

/fileuploads/Article/Content/Avatar/998ffdd9f4b54c7999fd2a0cf33d1675.jpeg

Khoa Kỹ thuật – Công nghệ Trường Đại học kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương được thành lập từ năm 2008. Với truyền thống hơn 16 năm, nhiều sinh viên của khoa đã tốt nghiệp và thành công trong công việc và cuộc sống.

Trần Văn Thi, một cựu sinh viên xuất sắc của lớp D13D01A, ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử của khoa là một biểu tượng của sự phấn đấu và nỗ lực không ngừng để phát triển bản thân.

Từ khi còn là sinh viên, Thi đã nắm bắt rõ ràng tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ và trau dồi kiến thức chuyên môn. Trong quá trình học tập tại trường, Thi đã tỏa sáng khi giành giải nhất trong cuộc thi "Sinh viên tài năng ngành Điện – Điện tử" với dự án " Khu vườn Tự động sử dụng công nghệ IoT".

Sau khi tốt nghiệp vào năm 2017, Thi đã gia nhập công ty Trí tuệ nhân tạo Ami JSC với vai trò Kỹ sư phần cứng. Thi đã tham gia vào hai dự án nghiên cứu Ami: Research project Ami Nobi (Smart watering system for office. people) và Support Research iot electric meter.

Từ năm 2020 đến 2022, Thi đã có thời gian làm việc tại Houze Group với vị trí là Trưởng nhóm “Customer Success” . Trong vai trò này, anh đã tổ chức các buổi đào tạo cho nhân viên mới, thuyết trình sản phẩm cho khách hàng, triển khai ứng dụng Hacking Growth, tổ chức các sự kiện và hoạt động cho cư dân căn hộ.

Kể từ năm 2022, Thi đảm nhận vị trí quan trọng là Giám đốc Vận hành Kỹ thuật tại Công ty TNHH Air City. Nhiệm vụ của anh bao gồm đào tạo nhân viên quản lý tài sản mới, xây dựng quy trình quản lý tự động, vận hành dịch vụ của Air City và duy trì dịch vụ khách hàng, cũng như thảo luận và đề xuất các giải pháp mới cho quản lý vận hành tòa nhà. Đây là một bước tiến lớn trong sự nghiệp đánh dấu sự thăng tiến và thành công của Trần Văn Thi.

Dù ở vị trí nào, cựu sinh viên Trần Văn Thi vẫn vận dụng các kiến thức và kỹ năng được học tập tại trường để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

BỘ MÔN ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

Xem thêm
  • #Series 6: Hoạt động Giảng dạy và NCKH của giảng viên và sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật điện - điện tử
    Trong bất kỳ trường đại học nào, giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học luôn đồng hành và có mối liên hệ mật thiết với nhau. Có thể định nghĩa ngắn gọn ba khái niệm này như sau: Giảng dạy là hoạt động của giáo viên nhằm mục đích truyền đạt các kỹ năng (kiến thức, bí quyết và kỹ năng giao tiếp) cho người học, học sinh hoặc bất kỳ đối tượng nào khác trong bối cảnh của một cơ sở giáo dục.
  • #Series 5: Phương pháp học tập của sinh viên Ngành công nghệ kỹ thuật Điện - Điện tử
    Phương pháp học tập đóng vai trò then chốt cho quá trình hoc tập của sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật điện – điện tử tại BETU, các bạn được tiếp cận các kiến thức lý thuyết và thực hành dựa trên yêu cầu thực tiễn của xã hội.
  • #Series 4: Trần Văn Thi - Không ngừng phát triển bản thân
    Khoa Kỹ thuật – Công nghệ Trường Đại học kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương được thành lập từ năm 2008. Với truyền thống hơn 16 năm, nhiều sinh viên của khoa đã tốt nghiệp và thành công trong công việc và cuộc sống. Trần Văn Thi, một cựu sinh viên xuất sắc của lớp D13D01A, ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử của khoa là một biểu tượng của sự phấn đấu và nỗ lực không ngừng để phát triển bản thân.
  • #Series 3: Hành trình học tập của sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật điện - điện tử tại Betu
    Trong một ngôi trường đại học, sinh viên là những người trẻ trung, đầy nhiệt huyết và hoài bão. Mỗi ngày, họ bước vào những lớp học với lòng say mê và sự tò mò, đặt mình vào những thách thức của tri thức. Những giảng viên uyên bác truyền đạt kiến thức, khơi dậy lòng ham học, cùng những cuộc thảo luận sôi nổi, sinh viên không chỉ nhận được kiến thức mà còn rèn luyện kỹ năng giao tiếp và tư duy logic.
  • #Series 2: Xu hướng phát triển của ngành Công nghệ kỹ thuật Điện - điện tử
    Bình Dương có 65 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư với tổng số vốn lên tới 40,3 tỷ USD với gần 4200 dự án. Trong đó, nổi bật như nhà máy sản xuất Lego của Tập đoàn Lego (Đan Mạch) với tổng số vốn đầu tư 1,3 tỷ USD, góp phần tạo ra 4000 việc làm, dự kiến nhà máy sẽ đi vào hoạt động vào năm 2024. Dự án xây dựng nhà máy giai đoạn 6 của Công ty TNHH Nitto Denko Việt Nam cũng đã được cấp phép, tổng số vốn đâu tư hơn 113 triệu USD [1, 2]. Công ty TNHH Nitto Denko Việt Nam sản suất và gia công các sản phẩm liên quan đến bán dẫn, vật liệu điện tử chính xác, sản phẩm mạch in dẻo… Hơn nữa, Bình Dương định hướng phát triển các khu công nghiệp bền vững, thân thiện môi trường theo xu hướng Cách mạng công nghiệp 4.0.
Xem tất cả Bộ môn Điện - Điện tử