#Series 1: Cơ hội nghề nghiệp - “Cơ hội việc làm kỹ thuật bảo trì sau tốt nghiệp của sinh viên BETU ngành Công nghệ kỹ thuật Điện - Điện tử”

Tại BETU, sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử được đào tạo theo chương trình theo hướng ứng dụng, lý thuyết gắn liền với câc hoạt động thực tế của doanh nghiệp. Trong thời gian 3,5 năm học tập tại trường, sinh viên được thực hành với hệ thống phòng thí nghiệm có trang bị gần với môi trường thực tế. Ngoài ra, các bạn có 2 kỳ thực tập tại doanh nghiệp: thực tập cơ sở vào năm 2 và thực tập cuối khóa ở năm cuối. Ngoài giờ học tại trường, sinh viên thường xuyên được trải nghiệm nhiều hoạt động học thuật liên quan đến chuyên môn, kỹ năng mềm với sự kết hợp nhiều doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Bình Dương như tham quan kiến tập, thực tập, triển lãm công nghệ….

  • Tham quan, kiến tập thực tế tại các doanh nghiệp: Công ty TNHH TopKey Việt Nam, Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty TNHH Polytex Far Eastern Việt Nam,...
  • Tham quan triển lãm: Techfest Vietnam 2022, Triển lãm quốc tế MTA Vietnam 2023, Triển lãm quốc tế về Máy móc - Thiết bị - Sản phẩm Công nghiệp (VINAMAC EXPO 2023)
  • Seminar: Để phát triển sự nghiệp trong thời đại 4.0: Kiến thức và kỹ năng, Công nghệ đo lường Accretech và Định hướng - kết nối việc làm cho sinh viên khối ngành Kỹ thuật

/fileuploads/Article/Content/Avatar/62d0c390fdf44419adbf0cdc4f6f22a7.png

Sinh viên Nguyễn Văn Thành thực tập tại Công ty Cổ phần Hạo Phương.

Hiện tại ngành Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử tại BETU có 2 chuyên ngành: Điện công nghiệp và Điện tử công nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có rất nhiều cơ hội làm việc trong các lĩnh vực:

  • Thiết kế được hệ thống điện, mạng điện phân phối, mạng cung cấp điện xí nghiệp công nghiệp.
  • Lắp đặt, vận hành, bảo trì được các loai máy điện, tủ điện phân phối, hệ thống cung cấp điện dân dụng và công nghiệp
  • Thiết kế, bảo trì và sửa chữa các mạch điện, các thiết bị tử theo yêu cầu công việc.
  • Lắp đặt, kết nối và vận hành các thiết bị điện, điện tử trong dây chuyền công nghiệp.

Đặc biệt, kỹ sư bảo trì là một trong những nhóm công việc có nhu cầu cao ở các khu công nghiệp ở Bình Dương và các tỉnh lân cận. Kỹ thuật bảo trì là đảm nhận nhiệm vụ bảo trì, sửa chữa các hệ thống máy móc, thiết bị và xử lý các sự cố hỏng hóc. Ngoài ra, nhân sự còn tham gia vào hoạt động kiểm soát, giám sát, cải tiến và triển khai nhiều dự án kỹ thuật. Hiện nay, mức thu nhập khởi điểm của kỹ sư bảo trì luôn nằm trong nhóm dẫn đầu. Hơn nữa, vị trí này cũng giúp người học sau ra trường được học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và cơ hội thăng tiến sau này.

Phạm Văn Đỏ, sinh viên thuộc khóa D15D chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử, hiện đang đảm nhiệm vị trí Kỹ sư bảo trì tại Công ty Cổ phần TKG Taekwang. Công việc chính: Quản lý tất cả các máy móc bán tự động và tự động, cải tiến các quy trình sản xuất nhà máy, hỗ trợ các bộ phận bảo trì khác trong nhà máy.

/fileuploads/Article/Content/Avatar/eae002f123aa4bf5aad4672e21ad3065.png

Cựu sinh viên Phạm Văn Đỏ – Kỹ sư bảo trì Công ty cổ phần TKG Taekwang

TRẦN THỊ HOÀNG OANH

Xem thêm
  • #Series 6: Hoạt động Giảng dạy và NCKH của giảng viên và sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật điện - điện tử
    Trong bất kỳ trường đại học nào, giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học luôn đồng hành và có mối liên hệ mật thiết với nhau. Có thể định nghĩa ngắn gọn ba khái niệm này như sau: Giảng dạy là hoạt động của giáo viên nhằm mục đích truyền đạt các kỹ năng (kiến thức, bí quyết và kỹ năng giao tiếp) cho người học, học sinh hoặc bất kỳ đối tượng nào khác trong bối cảnh của một cơ sở giáo dục.
  • #Series 5: Phương pháp học tập của sinh viên Ngành công nghệ kỹ thuật Điện - Điện tử
    Phương pháp học tập đóng vai trò then chốt cho quá trình hoc tập của sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật điện – điện tử tại BETU, các bạn được tiếp cận các kiến thức lý thuyết và thực hành dựa trên yêu cầu thực tiễn của xã hội.
  • #Series 4: Trần Văn Thi - Không ngừng phát triển bản thân
    Khoa Kỹ thuật – Công nghệ Trường Đại học kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương được thành lập từ năm 2008. Với truyền thống hơn 16 năm, nhiều sinh viên của khoa đã tốt nghiệp và thành công trong công việc và cuộc sống. Trần Văn Thi, một cựu sinh viên xuất sắc của lớp D13D01A, ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử của khoa là một biểu tượng của sự phấn đấu và nỗ lực không ngừng để phát triển bản thân.
  • #Series 3: Hành trình học tập của sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật điện - điện tử tại Betu
    Trong một ngôi trường đại học, sinh viên là những người trẻ trung, đầy nhiệt huyết và hoài bão. Mỗi ngày, họ bước vào những lớp học với lòng say mê và sự tò mò, đặt mình vào những thách thức của tri thức. Những giảng viên uyên bác truyền đạt kiến thức, khơi dậy lòng ham học, cùng những cuộc thảo luận sôi nổi, sinh viên không chỉ nhận được kiến thức mà còn rèn luyện kỹ năng giao tiếp và tư duy logic.
  • #Series 2: Xu hướng phát triển của ngành Công nghệ kỹ thuật Điện - điện tử
    Bình Dương có 65 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư với tổng số vốn lên tới 40,3 tỷ USD với gần 4200 dự án. Trong đó, nổi bật như nhà máy sản xuất Lego của Tập đoàn Lego (Đan Mạch) với tổng số vốn đầu tư 1,3 tỷ USD, góp phần tạo ra 4000 việc làm, dự kiến nhà máy sẽ đi vào hoạt động vào năm 2024. Dự án xây dựng nhà máy giai đoạn 6 của Công ty TNHH Nitto Denko Việt Nam cũng đã được cấp phép, tổng số vốn đâu tư hơn 113 triệu USD [1, 2]. Công ty TNHH Nitto Denko Việt Nam sản suất và gia công các sản phẩm liên quan đến bán dẫn, vật liệu điện tử chính xác, sản phẩm mạch in dẻo… Hơn nữa, Bình Dương định hướng phát triển các khu công nghiệp bền vững, thân thiện môi trường theo xu hướng Cách mạng công nghiệp 4.0.
Xem tất cả Bộ môn Điện - Điện tử